Tin mới nhất FPT Tìm hiểu CPU là gì? Những bật mí thú vị về CPU chớ nên bỏ lỡ 

Người dùng máy tính hẳn đã không còn xa lạ với thiết bị CPU một bộ phận xử lý hoạt động hệ thống vô cùng quan trọng để máy tính vận hành ổn định. Vậy bản chất CPU là gì bạn đã biết chưa? 

CPU với một chiếc máy tính là bộ phận vô cùng quan trọng đóng vai trò như “ bộ não” để điều khiển hoạt động và người dùng máy tính hầu như đã quá quen thuộc với thiết bị này nhưng chưa hiểu rõ về cấu tạo, tính năng cũng như cách mà thiết bị này hoạt động.

Những chiếc CPU đã trở thành người bạn đồng hành quan trọng với những người dùng máy tính và việc hiểu rõ về thiết bị này sẽ giúp người dùng chủ động hơn khi sử dụng cũng như biết cách xử lý thích hợp nhất khi thiết bị gặp sự cố. Nếu như muốn khám phá CPU là gì và tất tần tật các thông tin khác liên quan thì thông tin dưới đây bạn chớ nên bỏ lỡ. 

Tìm hiểu CPU là gì? Những bật mí thú vị về CPU chớ nên bỏ lỡ 

Hiểu đúng CPU là gì?

Xét về tên gọi thì CPU chính là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Central Processing Unit có nghĩa là bộ xử lý trung tâm, các mạch điện tử trên thiết bị máy tính. Đây là thành phần đầu não của máy tính, xử lý các tín hiệu để hoạt động điện toán diễn ra hoàn hảo. CPU sẽ tìm nạp hướng dẫn từ bộ nhớ sau đó xử lý và gửi kết quả về lại bộ nhớ, tất cả các tác vụ điện toán để chạy hệ điều hành cũng như ứng dụng đều sẽ thông qua thiết bị này 

Lịch sử phát triển của CPU 

Đa số người dùng có thể hiểu đơn giản CPU là gì, nhưng về lịch sử phát triển của nó thì chắc chắn sẽ là điều không phải ai cũng biết. Thiết bị này đã có một quá trình phát triển rất dài, để đạt được hiệu quả hoạt động như hiện tại. 

Theo đó, trong những năm đầu tiên máy tính sử dụng ống chân không để thực hiện và xử lý các tác vụ, cung chính bởi vậy những thế hệ máy tính đời đầu như ENIAC, UNIVAC có thiết kế rất lớn và cồng kềnh cũng như tiêu thụ điện và sinh nhiệt rất lớn.

Năm 1940 khi bóng bán dẫn được phát minh đã thay thế các ống chân không làm cho máy tính có kích thước nhỏ, tiết kiệm năng lượng hơn, đây chính là cuộc cách mạng hóa công nghệ CPU đáng kinh ngạc. Đến năm 1960, mạch tích hợp tức IC đã được phát triển thì CPU lại có kích thước nhỏ hơn nữa, hiệu suất nhanh hơn và bộ vi xử lý cũng ra đời. 

Bộ vị xử lý đã kết hợp CPU trên duy nhất một IC và dẫn đến sự ra đời của máy tính cá nhân. Nếu như ban đầu khả năng xử lý dữ liệu của CPU là 16 đến 32 bit dữ liệu thì đến những năm 2000 CPU 64 bit đã được phát triển và từ đó địa chỉ hóa bộ nhớ lớn hơn việc xử lý dữ liệu cũng chuyên sâu hơn. 

Các thiết bị di động hiện nay đã gia tăng không ngừng và việc tiết kiệm năng lượng đã trở nên quan trọng hơn. Do đó các nhà sản xuất hiện nay đã phát triển dạng CPU có thể tiết kiệm năng lượng hơn cho các thiết bị công nghệ như Smartphone hay Tablet . 

Khi AI xuất hiện các tác vụ cao hơn về đồ hoạ đã trở nên phổ biến thì CPU chuyên dụng xử lý đồ hoạ GPU hay AL đã được ứng dụng để có thể xử lý khối lượng lớn tác vụ. Hiện tại với sự phát triển của khoa học vật liệu và công nghệ nano, bóng bán dẫn siêu nhỏ khiến CPU mạnh hơn. 

Tìm hiểu CPU là gì? Những bật mí thú vị về CPU chớ nên bỏ lỡ 

Chi tiết cấu tạo của CPU 

Cấu tạo CPU là gì, bạn có thể hiểu đơn giản đó là một bảng mạch điện tử phức tạp bao gồm nhiều thành phần để xử lý dữ liệu cũng như thực hiện chạy các lệnh. Theo đó một chiếc CPU có cấu tạo như sau:

+ Bộ điều khiển: Bộ phận này sẽ quản lý việc xử lý lệnh cũng như điều phối dữ liệu bên trong CPU và giữa những thành phần máy tính khác, có có một thành phần giải mã lệnh để diễn giải các lệnh nạp từ bộ nhớ sau đó chuyển thành các hoạt động vi mô để CPU chạy. Tóm lại, bộ điều khiển chỉ đạo các thành phần CPU khác để thực hiện các tác vụ. 

+ Thanh ghi: Đây là bộ phận lưu trữ bộ nhớ tốc độ cao với kích thước rất nhỏ chứa các dữ liệu mà CPU xử lý, các loại thanh ghi trên CPU gồm thanh ghi thông dụng, thanh ghi lệnh chứa lệnh và bộ đếm chương trình chứa địa chỉ của bộ nhớ. Nhờ thanh ghi là thời gian truy cập sẽ nhanh hớn các mức độ bộ nhớ đệm hoặc Ram/ 

+ ALU: Bộ phận này thực hiện những phép toán số học và phép toán logic trên dữ liệu, Theo đó ALU nhận dữ liệu từ thanh ghi trên CPU và xử lý dữ liệu theo hướng dẫn của bộ điều khiển để đưa ra kết quả

+ Đơn vị quản lý bộ nhớ: Đây là thành phần xử lý những tác vụ trong bộ nhớ ví dụ như quản lý tương tác của CPU và Ram, xử lý bộ nhớ đệm, bộ nhớ ảo mà CPU yêu cầu để xử lý dữ liệu. 

+ Đồng hồ: Nhờ vào tín hiệu đồng hồ, CPU sẽ đồng bộ các hoạt động nội bộ. Bộ phận này cũng tạo ra xung nhịp ổn định ở tần số cụ thể phối hợp với hoạt động của CPU, tốc độ này đo bằng Hz và có thể xác định bao nhiêu lệnh trên CPU đã được thực hiện trong mỗi giây . 

Với các bộ phận trên hẳn bạn đã hình dung rõ hơn về cấu tạo CPU là gì cũng như chức năng của từng bộ phận cấu thành nên thiết bị quen thuộc này. 

Có bao nhiêu loại CPU trên thị trường

Trên thế giới hiện nay có 2 nhà sản xuất thiết bị CPU lớn là Intel và AMD, sản phẩm của hai thương hiệu này cũng thường xuyên được dân IT  đặt lên bàn cân so sánh để lựa chọn ra sản phẩm tốt nhất và sử dụng. 

+ CPU Intel: bao gồm các Intel Core i3, i5, i7, i9 và Intel Xeon, cụ thể hãng Intel có một số dạng CUP đang rất được ưa thích trên thị trường như CPU Intel Core i7 8700k, CPU Intel Core i5 9400F hay CPU Intel Core i9 9900k.

+ CPU AMD:  Bao gồm các loại AMD Ryzen 5, AMD Ryzen 7,  AMD Ryzen threadripper Sản phẩm CPU của hãng AMD được ưa thích trên thị trường hiện nay có thể kể đến như AMD Ryzen 7 2700X, AMD Ryzen 7 2700, AMD Ryzen 7 3700X.

Tham khảo bài viết CPU là gì cùng các thông tin liên quan hẳn bạn sẽ hiểu rõ về chức năng, cấu tạo cũng như các loại CPU được ưa chuộng trên thị trường hiện nay để sử dụng thiết bị này một cách chủ động, hiệu quả hơn. Hãy truy cập tongdaifpt. net thường xuyên để cập nhật các tin tức công nghệ, các gói internet mới nhất nhé.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
.
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x